Cùng với làn sóng đầu tư kinh tế, sự phát triển của các doanh nghiệp, đã mở ra một thị trường dịch vụ pháp lý cho Việt Nam. Sự góp mặt đông đảo của các công ty luật nước ngoài tại Việt Nam cũng là một dấu hiệu đáng mừng. Nó cho thấy sự đánh giá cao của cộng đồng nước ngoài về tiềm năng thị trường dịch vụ pháp lý Việt Nam.
Tuy nhiên, sự hội nhập và mở cửa thị trường lại đặt ra những thách thức cho các văn phòng luật sư (VPLS) và các công ty luật Việt Nam (CTLVN). Bởi nhu cầu thị trường này đòi hỏi nguồn nhân lực chuyên môn hóa và chất lượng cao. Đặc biệt, khi có sự tham gia của các công ty luật nước ngoài (CTLNN) và các luật sư nước ngoài (LSNN). Điều này càng gia tăng tính cạnh tranh đối với các luật sư Việt Nam (LSVN).
Bộ Tư Pháp đã đặt ra vấn đề: “Làm thế nào để tồn tại và phát triển tốt trong môi trường cạnh tranh và những thay đổi mới trên thị trường pháp lý”. Đây là một vấn đề nan giải, khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Movan nhận thấy có 2 hướng giải quyết vấn đề trước mắt.
(1) Đào tạo đội ngũ luật sư chuyên môn cao
(2) Giải pháp xây dựng phát triển VPLS/CTLVN chuyên nghiệp
1. Thực trạng và các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực LSVN
1.1. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trẻ
Thực trạng
Hàng năm, rất nhiều sinh viên các chuyên ngành luật của Việt Nam tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên, lại không đáp ứng được nhu cầu thị trường pháp lý đòi hỏi cao. Vì những luật sư trẻ tuổi không được đào tạo một cách bài bản và chưa có kinh nghiệm nhiều.
Mặc dù tăng mạnh về số lượng nhưng số lượng luật sư giỏi và được đào tạo một cách có hệ thống thì không nhiều. Trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề hiện nay của luật sư trẻ tại Việt Nam không thể cạnh tranh với các đồng nghiệp quốc tế.
Đề án 123 của Bộ Tư Pháp đánh giá đội ngũ luật sư làm việc với những giao dịch thương mại phức tạp liên quan đến nước ngoài hay mang tầm vóc quốc tế vẫn còn ít. Đội ngũ luật sư chuyên môn hóa một lĩnh vực riêng biệt, có thể tham gia đàm phán với luật sư nước ngoài của bên đối tác là rất hiếm. Chỉ dừng lại ở con số 20 trên cả nước.
Nguyên nhân
Đề án 123 cũng đề cập đến nguyên nhân của sự yếu kém này.
- Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo ngành luật và nghề luật sư ở nước ta vẫn còn hạn chế. Chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Luật sư không được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề.
- Khả năng Anh ngữ pháp lý còn kém.
Chiến lược đào tạo
Trước tiên, chúng ta cần đánh giá đội ngũ LSVN một cách khách quan. Nhìn vào đội ngũ luật sư quốc tế để so sánh các tiêu chuẩn. Từ đó:
- Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp
- Phát triển các kỹ năng, kiến thức hành nghề
- Lựa chọn đội ngũ giảng viên chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm
Chương trình đào tạo ở Úc
Một ví dụ về đạo tạo luật sư ở Úc. Một luật sư có đủ chuyên môn và kỹ năng hành nghề cần phải trải qua khóa học dựa trên kết quả đánh giá của 18 môn học cả kỹ năng lẫn cách vận dụng luật nội dung vào các hồ sơ cụ thể.
- Thông qua khóa học đó, học viên hiểu được khái quát một công ty luật được vận hành ra sao trong một xã hội nghề nghiệp và từng bước tập làm luật sư.
- Quá trình đào tạo luật sư gắn liền với thực tập và áp dụng trực tiếp các kiến thức chuyên môn về luật đã học được.
- Được đào tạo kiến thức chuyên môn một cách hệ thống và kỹ năng hành nghề luật sự.
Du học sinh ngành luật
Hiện nay, cũng có rất nhiều sinh viên ngành luật được đào tạo ở nước ngoài. Tuy nhiên, họ lại không được đào tạo về kỹ năng và kiến thức để hành nghề. Đa số các du học sinh chọn Master of Law của các trường ở Anh, Mỹ và châu Âu. Vì thời gian học ngắn và tiết kiệm được chi phí. Nhưng bậc học này lại chú trọng về kiến thức học thuật. Ít chú trọng về kiến thức thực tế và kỹ năng hành nghề. Khả năng cạnh tranh của du học sinh với sinh viên bản địa tại các nước sở tại là rất thấp. Nên khi trở về Việt Nam, các du học sinh này không có nhiều kinh nghiệp và kỹ năng như một luật sư chuyên nghiệp.
Hỗ trợ của Nhà nước
Đứng trước bối cảnh mở cửa thị trường pháp lý hiện nay, nhu cầu đào tạo đội ngũ luật sư chuyên nghiệp là rất cao. Nhưng chi phí đào tạo lại không đủ cho tất cả LSVN. Đề án 544 và 123 của Bộ Tư Pháp hỗ trợ đào tạo LSVN. Theo Hợp đồng Đào tạo:
- Nhà nước và các tổ chức sẽ hỗ trợ chi phí đào tạo.
- Luật sư sau khi tốt nghiệp phải tuân thủ một số quy định.
Ví dụ, sau khi tốt nghiệp, luật sư buộc phải có cam kết. Không được hành nghề và tư vấn trong các vụ kiện chống lại lợi ích chung của Việt Nam hoặc các doanh nghiệp Việt Nam. Luật sư có nghĩa vụ bắt buộc phải phục vụ cho Nhà nước khi được yêu cầu. Người sử dụng lao động cũng sẽ được thông báo về các nghĩa vụ này của người được đào tạo.
Về phía nhà nước, cần có các chính sách giảm thuế đối với các hình thức đào tạo học tập chuyên môn của LSVN. Như giảm trừ nghĩa vụ thuế cho các CTLVN để tạo một quỹ đào tạo luật sư. Và giảm trừ thuế thu nhập cá nhân cho chính luật sư đối với các chi phí đào tạo.
1.2. Nâng cao khả năng chuyên môn và kỹ năng hành nghề
Đối với bất kỳ quốc gia nào, tiêu chí khi hành nghề luật sư là cần một thẻ hành nghề luật sư. Tuy nhiên, có một sự khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia các trên thế giới. Tại Việt Nam, thẻ hành nghề luật sư là vĩnh viễn. Còn các quốc gia khác, thẻ này được cấp hàng năm theo tiêu chí CPD – Continuing Professional Development. Tiêu chuẩn CPD đòi hỏi LS phải rèn luyện kỹ năng chuyên môn của mình để đáp ứng số điểm tổi thiểu cho lần gia hạn thẻ luật sư tiếp theo.
Ví dụ về điểm CPD ở một số nước
CPD đánh giá mức độ tham gia các buổi hội thảo của luật sư. Hội thảo nghề nghiệp, hội thảo chuyên môn, các giao dịch thương mại lớn… Đây là cơ hội để luật sư giao lưu, học hỏi và nâng cao tay nghề.
- Anh: CPD tối thiểu của luật sư là 10 điểm
- Úc: CPD tối thiểu là 9 điểm
- Canada: CPD yêu cầu luật sư tham gia tối thiểu 6 giờ/năm
2. Xây dựng phát triển VPLS/CTLVN
Theo Báo cáo 46/BC-BTP về Tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật Sư 2006, cả nước có:
- Gần 1.600 tổ chức hành nghề luật sư (tăng từ 1.300 năm 2006 lên 2.831 năm 2011, tăng 217.8%)
- Trong đó, có 2.052 văn phòng luật sư; 779 công ty luật và 104 luật sư đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân
Mặc dù số lượng luật sư tăng lên nhưng họ lại hoạt động riêng rẽ. Không tập hợp thành quy mô lớn, mang tính chuyên nghiệp. Nếu các luật sư hợp tác với nhau sẽ tạo được một đội ngũ mạnh, có thể cạnh tranh với các CTLNN tại Việt Nam. VILAF và YKVN đang làm rất tốt điều đó. Họ có một đội ngũ gồm 10 thành viên, với hơn 50 luật sư, chuyên gia và trợ lý luật sư. Luật Việt Indochine Counsel, LCT lawyers, Phuoc & Partners cũng tham vọng trở thành những công ty chuyên nghiệp có đội ngũ hùng mạnh.
2.1. Hệ thống quản trị
Ngành luật gồm rất nhiều dữ liệu cần phải quản lý một cách có hệ thống. Nhưng rất ít VPLS/CTLVN có một hệ thống quản trị dữ liệu, knowledge management đầy đủ. Để có thể hỗ trợ tối đa cho các chuyên gia và LSVN làm việc.
Tại các công ty luật nước ngoài, họ thường có:
- Hệ thống tính phí theo giờ (billing)
- Hệ thống kiểm tra mâu thuẫn (conflicts check)
- Hệ thống kế toán chuyên biệt
- Hệ thống dữ liệu khách hàng đã cộng tác với công ty
Ngoài ra, còn có hệ thống knowledge management. Quản lý những mẫu hợp đồng, mẫu giấy tờ giao dịch. Những mẫu hợp đồng này được xây dựng từ những chuyên gia luật, luật sư giỏi trong công ty và được đặt trong một hệ thống dữ liệu. Tổng hợp các kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm, các tài liệu liên quan đến việc hành nghề một cách chuyên nghiệp. Hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc phát triển kiến thức. Và nâng cao kỹ năng hành nghề của một văn phòng/công ty luật.
Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, các hệ thống quản trị văn phòng và support này là yếu tố quyết định. Đây chính là điểm yếu lớn nhất của CTLVN.
Phần mềm quản lý công việc BofuCRM
Phần mềm BofuCRM là giải pháp hữu hiệu cho các VPLS/CTLVN để quản trị dữ liệu một cách hệ thống.
- Giao diện trực quan, thao tác dễ dàng, sử dụng linh hoạt
- Tích hợp nhiều tính năng quản lý công việc
- Theo dõi, đánh giá tiến trình thực hiện dự án
- Quản trị nhân sự một cách hiệu quả
- Tự động hóa chăm sóc khách hàng
- Tương tác giữa các thành viên dễ dàng
- Quy trình quản lý chặt chẽ
- Bảo mật thông tin cao
BofuCRM sẽ giúp bạn sắp xếp các dữ liệu một cách hệ thống và khoa học nhất. Là công cụ đắc lực giúp các VPLS/CTLVN sánh ngang tầm các CTLNN. Và trở nên chuyên nghiệp hơn trong bối cảnh mở cửa thị trường.
2.2. Tiếp cận và giữ chân khách hàng
Đối với khách hàng trong nước
Khách hàng trong nước thường cần một VPLS/CTLVN uy tín và có chất lượng. Những VPLS/CTLVN này có một lợi thế:
- Thấu hiểu đặc thù pháp lý của Việt Nam
- Thấu hiểu đặc trưng văn hóa Việt Nam
Do đó, nó rất dễ thu hút các khách hàng trong nước. Tuy nhiên, cần xây dựng một thương hiệu uy tín để nhấn mạnh vào tâm lý khách hàng.
Đối với khách hàng nước ngoài
Đối với nhóm khách hàng này, các VPLS/CTLVN cần quan tâm đến pháp luật, hệ thống pháp luật và thói quen ứng xử trước pháp luật của khách hàng tại chính quốc gia của họ. Các khách hàng nước ngoài thường bị ràng buộc và giới hạn pháp lý khi đầu tư kinh doanh vào một quốc gia khác. Nên mối quan tâm, lo lắng của họ chính là điểm mạnh của các VPLS/CTLVN. Vì các VPLS/CTLVN am hiểu hệ thống pháp luật và văn hóa Việt Nam hơn các CTLNN tại Việt Nam. Đây là một cơ hội để thu hút các khách hàng nước ngoài.
Phần mềm chăm sóc khách hàng BofuCRM
Tiếp cận, thu hút khách hàng là một điều không dễ. Nhưng để giữ chân khách hàng lại càng khó hơn. Bên cạnh chất lượng dịch vụ, khách hàng cũng ngày càng quan tâm hơn đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đây là yếu tố quyết định giữ chân khách hàng.
BofuCRM là phần mềm được thiết kế hỗ trợ chăm sóc khách hàng một cách tự động. Bên cạnh tính năng quản trị dữ liệu, quản lý công việc và quản lý nhân sự. BofuCRM sẽ thay bạn chăm sóc, quan tâm khách hàng. Đặc biệt trong các dịp lễ tết, hay ngày sinh nhật của họ. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt thay cho lời khẳng định chất lượng dịch vụ của công ty bạn.