“When you study about history, you will easily understand about the world”
Dịch: Khi bạn nghiên cứu về lịch sử, bạn sẽ dễ dàng hiểu về thế giới.
Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu kinh tế Hoa Kỳ, đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 2008 để có những dự đoán, và hướng đi cho năm 2020 khi kinh tế cả thế giới đang chao đảo vì bị virus ảnh hưởng.
Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua cuộc khủng hoảng năm 2008 dẫn đầu bởi sự sụp đổ của thị trường phái sinh và thị trường cho vay thế chấp nhà đất, và sự sụt giảm giá đồng đô la. Vào ngày 1 tháng 12 năm 2008, Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) đã tuyên bố Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn suy thoái vào tháng 12 năm 2007, và dẫn ra các chỉ số giảm sút quý 3 về GDP cũng như số liệu về thất nghiệp và sản xuất. Tuy nhiên, giai đoạn suy thoái này đã làm giảm thâm hụt cán cân thương mại Mỹ, từ 840 tỷ đô la 2008-09 xuống còn 500 tỷ đô là năm 2009, cũng như làm tăng tỷ lệ tiết kiệm cá nhân từ 1% năm 2008 lên gần 5% năm 2009.
Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả ba nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng không thành công. Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát.
Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
Chính phủ Mỹ hành động
Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã ký Economic Stimulus Act of 2008 theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân.
Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ dollar. Song sau khi kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng chi cho cả các chương trình phục vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế, nó đã được Thượng viện thông qua.
Kế hoạch của Barack Obama
Barack Obama – khi đó hãy còn là ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ – phát biểu trước Thượng viện về cuộc khủng hoảng 2007.
Barack Obama sau khi trúng cử đã nêu ra một chương trình kích thích kinh tế trong đó Hoa Kỳ sẽ tiến hành kích cầu bằng:
Những dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa từng có kể từ thập niên 1950;
Nâng cấp hệ thống sử dụng năng lượng của các văn phòng cơ quan chính phủ Hoa Kỳ theo hướng tiết kiệm năng lượng; Đầu tư lớn cho phát triển công nghệ nhất là thông tin y tế điện tử, hệ thống máy tính cho các trường phổ thông và phát triển mạng Internet băng thông rộng;
Cấp thêm ngân sách cho Chương trình bảo hiểm y tế (Medicare)
Cấp thêm 50 tỷ dollar ngoài khoản 20 tỷ dollar đã được đồng ý cho ngành công nghiệp ô tô với điều kiện là ngành này phải cải tổ đáng kể.
The Obama-Biden Plan
Obama ký American Recovery and Reinvestment Act Chương trình nghị sự phục hồi kinh tế của Tổng thống và Phó Tổng thống mới có nội dung:
Hành động khẩn cấp để tạo việc làm cho người Mỹ;
Trợ giúp khẩn cấp cho các hộ gia đình gặp khó khăn;
Trợ giúp trực tiếp và khẩn cấp cho người sở hữu nhà, thay vì cứu trợ các tổ chức tài chính cho vay nhà ở thế chấp vô trách nhiệm;
Phản ứng nhanh, mạnh với khủng hoảng tài chính bằng tất cả các công cụ mà nước Mỹ có.
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery and Reinvestment Act. Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ dollar.
Thâm hụt thương mại đã tăng lên 670 tỷ đô la năm 2010; tuy nhiên tỷ lệ tiết kiệm vẫn duy trì mức 5%. Thâm hụt thương mại đã tăng lên 670 tỷ đô la năm 2010.
Kinh tế phục hồi
Năm 2016, mức thu nhập bình quân đã đạt mức cao kỷ lục.
Theo trang Business Insider, dưới thời ông Trump, nền kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng GDP trong khoảng 2-3%. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt 2,9% – mức cao nhất trong 13 năm qua. Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp đang giảm, tiền lương và số lượng việc làm đang tăng lên.
Theo báo cáo sơ bộ công bố ngày 30/1/2020 của Chính phủ Mỹ, nền kinh tế số một thế giới đã tăng trưởng vững chắc ở mức 2,3% trong năm 2019, mặc dù mức tăng này thấp hơn so với năm trước đó.
Khủng hoảng kinh tế 2020
Đầu 2020 do ảnh hưởng dịch Covid 19 các nhà kinh tế dự báo, sự suy thoái kinh tế ở Mỹ sẽ nhanh và ngắn trong nửa đầu năm 2020, khi dịch cúm Covid-19 đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh tế.
Theo báo cáo của NABE, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 2,4% trong quý 1 năm nay, và sẽ giảm tiếp 26,5% trong quý 2 tới.
Thị trường lao động sẽ bị cú giáng mạnh khi dịch cúm làm đình trệ các hoạt động kinh tế. NABE cho biết, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên mức 12% vào giữa năm nay, và Mỹ sẽ mất 4,58 triệu việc làm vào quý 2.
Tuy nhiên các nhà kinh tế cũng cảm thấy lạc quan rằng, kinh tế Mỹ sẽ hồi phục mạnh mẽ trở lại trong nửa cuối năm 2020, và sẽ tăng trưởng 6% cho tới cuối năm 2020 này.
“Tình hình sẽ được cải thiện vào cuối năm nay sau khi các gói kích thích về tiền tệ phát huy tác dụng”, Chủ tịch NABE Constance Hunter cho biết.
Ngày 21/4, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật trị giá khoảng 484 tỷ USD nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, bệnh viện cũng như thúc đẩy công tác xét nghiệm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tàn phá hầu hết các lĩnh vực kinh tế quan trọng của Mỹ.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ, Quốc hội Mỹ đã thông qua 3 dự luật cứu trợ kinh tế, trong đó có gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử của Mỹ trị giá hơn 2.000 tỷ USD nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhỏ và các ngành công nghiệp đang phải chống chọi với sự gián đoạn kinh tế do dịch.
Các làn sóng làm việc quy trình; làm việc và quản lý từ xa được đẩy lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở hầu hết các quốc gia vào đầu quý 2 năm 2020.
Chúng ta cùng xem Mỹ sẽ có hành động gì để giải quyết tình hình kinh tế những năm sau này.
Như vậy có thể thấy kịch bản về khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ lại nổ ra lần nữa. Các công ty vừa và nhỏ sẽ phần lớn ra đi, tuy nhiên đây chính là cơ hội vàng với những công ty lớn luôn có số vốn dự trù để sống xót, đầu cơ, hoặc mua lại đối thủ cạnh tranh.
Movan đang là công ty công nghệ đầu tiên ở Việt Nam sản xuất phần mềm tự động hóa quy trình nghiệp vụ phức tạp theo chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp. Hãy nắm bắt cơ hội vàng để trở thành những người tiên phong và dành thắng lợi.