Hệ thống ERP là gì?
Hệ thống ERP (Enterprise resource planning systems) là một giải pháp phần mềm giúp doanh nghiệp thu thập, lưu trữ dữ liệu, từ đó phân tích hoạt động kinh doanh của công ty. Như lập kế hoạch sản xuất, chi phí sản xuất và cung ứng dịch vụ, tiếp thị, bán hàng,..Điểm nổi bật của ERP chính là phần mềm quản lý đa kênh, đa chức năng, đa phòng ban.
Sự ra đời của ERP
Từ khóa ERP (Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) lần đầu xuất hiện năm 1990. Tập đoàn Gartner dùng nó để mở rộng cho MRP (ứng dụng lập kế hoạch nguồn lực sản xuất).
Giữa năm 1990, ERP được ứng dụng ngoài mảng sản xuất. Các cơ quan chính phủ và phi chính phủ với bộ máy cồng kềnh cũng sử dụng ERP.
Sau năm 2000, từ ERP dùng để chỉ những phần mềm có khả năng dùng giao diện web để truy cập và sử dụng. Các thông tin trong dây chuyền có thể để cả khách hàng và đối tác xem được. Việc phát triển này hỗ trợ hợp tác giữa các công ty thay vì chỉ quản lý nội bộ.
ERP và thực trạng doanh nghiệp VIỆT NAM
Thực tế thấy, mỗi phòng ban tại 1 doanh nghiệp Việt Nam sử dụng 1 phần mềm quản lý khác nhau. Việc này không chỉ gây lãng phí và việc kết nối thông tin các phòng ban cũng rất khó.
ERP vượt trội khi tích hợp và quản lý thông tin từ tất cả các phòng ban vào 1 hệ thống duy nhất. Chức năng của ERP đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu về nhân sự, tài chính, kho hàng, cung ứng,…
Khi được cho phép, các phòng ban đều xem được dữ liệu công ty, từ đó kịp thời có hướng phân tích. ERP như 1 cầu nối tổng hợp và truyền tải thông tin. Triển khai ERP chắc chắn sẽ làm thay đổi lớn đối với hầu hết các tổ chức. Tuy nhiên mức đầu tư không hề nhỏ
Và một điều đặc biệt ở các mô hình kinh doanh lớn như các tập đoàn thì việc sử dụng Hệ thống ERP sẽ giúp cho việc quản trị các công ty con với nhiều lĩnh vực khác nhau một cách dễ dàng hơn. Vì ERP không chỉ đơn thuần là một hệ thống độc lập của một công ty mà nó có thể kết nối nhiều dữ liệu của nhiều công ty khác nhau của một tập đoàn hoặc cải thiện sự cần thiết của việc chia sẻ thông tin B2B hiện nay.
Vai trò của ERP trong quản trị doanh nghiệp
Thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng: Khi cấp quyền , mọi nhân sự đều có thể xem được thông tin khách hàng. Vậy nên sẽ chủ động làm việc hơn, thay đổi và cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên. Kiểm soát tốt việc mua bán và số lượng tiền bán hàng
Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ: Vì chỉ sử dụng 1 hệ thống phần mềm quản lý nên công ty sẽ tiết kiệm tối đa chi phí, nhân sự, thời gian. Người quản lý có thể xem thông số công ty tại 1 giao diện duy nhất. Trong khi trước đây phải tìm tệp hồ sơ dữ liệu dày đặc. .
Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án.
ERP giúp doanh nghiệp kiểm tra và theo dõi tính đồng nhất trong chất lượng sản phẩm, đồng thời lên kế hoạch và phân bổ nhân lực một cách hợp lý tùy nhu cầu dự án.
Kiểm soát thông tin tài chính.
ERP sẽ giúp tổng hợp hết mọi thứ liên quan đến tài chính lại một nơi và số liệu chỉ có một phiên bản mà thôi, hạn chế tiêu cực cũng như những đánh giá sai lầm của người quản lý về hiệu năng của doanh nghiệp. ERP cũng có thể giúp tạo ra các bản báo cáo tài chính theo những chuẩn quốc tế như IFRS, GAAP, thậm chí cả theo tiêu Kế toán Việt Nam cũng được luôn.
Hỗ trợ kiểm soát hoạt động nội bộ.
Kiểm soát lượng tồn kho.
ERP giúp kiểm soát xem trong kho còn bao nhiêu hàng, hàng nằm ở đâu, nguyên vật liệu còn nhiều ít ra sao. Việc này giúp các công ty giảm vật liệu mà họ chứa trong kho, chỉ khi nào cần thiết thì mới nhập thêm (chữ Planning trong ERP ý chỉ việc giúp doanh nghiệp lên kế hoạch cho các hoạt động của mình, và đây là một ví dụ). Tất cả sẽ giúp giảm chi phí, giảm số người cần thiết, tăng nhanh tốc độ làm việc.
Chuẩn hóa hoạt động về nhân sự.
Nhờ ERP mà bên nhân sự có thể theo dõi sát sao giờ làm việc, giờ ra về, khối lượng công việc từng nhân viên. Dễ dàng xác định lương bổng và các phúc lợi ngay cả khi những người nhân viên đó làm việc trong nhiều bộ phận khác nhau, ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Nhân viên cũng vui hơn vì với ERP, công ty có thể trả lương cho họ đúng thời gian hơn.
Giao tiếp, xã hội hóa việc liên lạc trong công ty.
ERP giúp cho đẩy nhanh tương tác của các nhân viên trong một công ty một cách tiện lợi nhất. Thông qua các thao tác nhỏ các nhân viên giao tiếp công việc rất nhanh chóng. Từ đó kịp thời cập nhật thông tin qua lại lẫn nhau giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên đồng bộ hơn.
MOVAN VIỆT NAM – Cập nhật thông tin quản trị doanh nghiệp mới và hữu ích nhất.