api
Hiện nguyên lý REST và cấu trúc dữ liệu RESTful được biết đến rất rộng rãi trong giới lập trình, nhưng vẫn có nhiều người hay nhầm lẫn. Bản thân REST không phải là một loại công nghệ, mà là phương thức tạo API với nguyên lý tổ chức nhất định. Những nguyên lý này nhằm hướng dẫn lập trình viên tạo môi trường xử lý API request được toàn diện hơn. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về RESTful ở góc nhìn toàn cảnh nhất, đồng thời làm rõ khái niệm REST APIs nhé.

REST For Web Developers

REST là viết tắt của Representational State Transfer. Giải thích đơn giản, REST là một loạt hướng dẫn và dạng cấu trúc dùng cho việc chuyển đổi dữ liệu. Thông thường, REST hay được dùng cho ứng dụng web, nhưng cũng có thể làm việc được với dữ liệu phần mềm. API là viết tắt của Application Programming Interface, phương thức kết nối với các thư viện và ứng dụng khác. Windows có nhiều API, và Twitter cũng có web API, tuy chúng thực hiện các chức năng khác nhau, với mục tiêu khác nhau. Nhìn chung, RESTful API là những API đi theo cấu trúc REST.

RESTful Là Gì ?

REST là viết tắt của cụm từ Representational State Transfer (đôi khi còn được viết là ReST) là một kiểu kiến trúc được sử dụng trong việc giao tiếp giữa các máy tính (máy tính cá nhân và máy chủ của trang web) trong việc quản lý các tài nguyên trên internet. REST được sử dụng rất nhiều trong việc phát triển các ứng dụng Web Services sử dụng giao thức HTTP trong giao tiếp thông qua mạng internet. Các ứng dụng sử dụng kiến trúc REST này thì sẽ được gọi là ứng dụng phát triển theo kiểu RESTful. Trong từ RESTful, thì từ ful (đọc là phù, phồ, phò hay phùn đều được) chính là suffix trong tiếng Anh, giống như từ help có nghĩa là giúp đỡ thì từ helpful là rất hữu ích.

Cấu trú REST

Thật khó giải thích sao cho cụ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số quy luật bất biến, như:
  • Sự nhất quán trong cả API
  • Tồn tại không trang thái (ví dụ, không có server-side session)
  • Sử dụng HTTP status code khi cần thiết
  • Sử dụng URL endpoint với logical hierarchy
  • Versioning trong URL chứ không phải trong HTTP header
Hơn nữa, bạn không nhất thiết phải tuân theo những quy luật trên không sai một chữ (dù quả thật đó là những quy luật quan trọng của RESTful API hiện đại).

Cần chú ý với RESTful APIs

Nhìn chung, có bốn lệnh dùng để truy cập RESTful API:
  1. GET để truy vấn object
  2. POST để tạo object mới
  3. PUT để sửa đổi hoặc thay thế một object
  4. DELETE để loại bỏ một object
Mỗi phương thức trên phải được API call thông qua để gửi chỉ thị cho server phải làm gì. Đại đa số web API chỉ cho phép GET request lấy dữ liệu khỏi một externer server. Authencation không bắt buộc, nhưng nên có khi ta cho phép các lệnh khá “nguy hiểm” như PUT hay DELETE. Tuy nhiên, rất ít thấy RESTful API nào cho phép các lệnh này. Ví dụ như http://pokeapi.co/, Pokemon API database miễn phí, với lượng rate limit công khai kha khá (rate limit: người dùng bị giới hạn số kiểu API request thực hiện được), nhưng chỉ cho phép phương thức GET để truy cập tài nguyên. Trong “dân gian” ta hay gọi kiểu giới hạn này là consumption-only API.

Truy cập API Resources

Public API thường truy cập được từ địa chỉ website trực tiếp. Nói cách khác, cấu trúc URL rất quan trọng, chỉ nên dùng cho API request. Một số URL có thể bao gồm đường dẫn tiền tố như /v2/ cho phiên bản 2 cập nhật từ API trước đó; hay thấy ở những lập trình viên muốn giữ 1.x API, nhưng vẫn muốn cung cấp cấu trúc mới nhất. Nên nhớ, return data ở endpoint sẽ thay đổi mạnh mẽ dựa vào phương thức HTTP. Ví dụ, GET trả nội dung, còn POST tạo nội dung mới. Request có thể chỉ đến cùng một endpoint, nhưng kết quả có thể rất khác. Để hiểu rõ khái niệm này, các bạn có thể lên tìm nhiều ví dụ online khác. Ngoài Pokeapi, ta còn có:

Tự build API

Quá trình xây dựng một API riêng không dễ dàng, nhưng cũng không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Mỗi API phải kết nối đến server để trả dữ liệu. Bạn không những phải viết code để làm điều đó, mà còn phải format return data nữa. Một số yêu cầu khác có thể gồm authentication và rate limiting. Hãy điểm qua một số nguyên lý cơ bản của cấu trúc API.

Tài liệu nghiên cứu

Luyện tập vẫn là cách lập trình nhanh nhất. Những lý thuyết đã qua kiểm chứng luôn đáng để bạn học hỏi, vì qua đó bạn có thể tranh luận với những lập trình viên khác và hiểu được nguyên lý đằng sau lý thuyết đó. Kết nối với các API khác trước cũng là một cách học hỏi hay. Hãy tìm hiểu về các điểm cơ bản nhất của kết nối client-side, và từ đó bạn có thể chuyển sang phát triển API, tạo API riêng từ con số không. Bạn có thể tham khảo một số tài liệu dưới nếu muốn đi theo con đường API này.

Sách

Bài viết

Postman là gì ?

 
postman
  Postman là một App Extensions, cho phép làm việc với các API, nhất là REST, giúp ích rất nhiều cho việc testing. Hỗ trợ tất cả các phương thức HTTP (GET, POST, PUT, DELETE, OPTIONS, HEAD ...) Postman cho phép lưu lại các lần sử dụng. Sử dụng cho cá nhân hoặc team lớn.

Cài đặt

Truy cập trang chủ https://www.getpostman.com/ hoặc từ Chrome Web Store.

Cách sử dụng

Sau khi cài đặt, các bạn bấm vào app, chọn Postman, giao diện đăng nhập sẽ hiện ra. Bạn có thể bấm “Skip This” để bỏ qua phần đăng nhập, tuy nhiên mình khuyến khích nên tạo account và đăng nhập vì Postman có thể đồng bộ dữ liệu của bạn trên nhiều máy, khá tiện lợi. Bạn có thể sử dụng phương thức đăng nhập bằng Google. Sau khi bạn đăng nhập thành công giao diện chính sẽ hiện ra
postman-preview
 

Một số khái niệm

Request: Để sử dụng RestAPI, ta sẽ gửi một HTTP Request tới endpoint của API đó. Ví dụ như để lấy thông tin người dùng github có username là conanak99, ta sẽ gửi HTTP GET Request tới endpoint: https://api.github.com/users/conanak99. Mỗi request này chứa những thông tin như URL, method (POST, GET), body (trường hợp dùng POST hay PUT), HTTP header. Collection: Collection là một tập hợp của nhiều request. Những request liên quan tới nhau thì ta gom lại vào chung 1 collection để dễ quản lý hơn. Enviroment và variable: Trong dự án thực tế, người ta thường dùng deploy RestAPI trên nhiều môi trường (local, test, production). Postman hỗ trợ cài đặt các biến môi trường (url gốc, API key, …), thuật tiện hơn khi cần test trên nhiều môi trường

Các chức năng cơ bản của postman

Các chức năng hay được sử dụng của Postman bao gồm:
  • Cho phép gửi HTTP Request với các method GET, POST, PUT, DELETE.
  • Cho phép thay đổi header header của các request
  • Cho phép post dữ liệu dưới dạng form (key-value), text, json
  • Hiện kết quả trả về dạng text, hình ảnh, XML, JSON
  • Hỗ trợ authorization (Oauth1, 2)
Để gửi 1 request, ta chỉ cần dán URL vào khung text, chọn method, điền header, body, sau đó bấm Send là xong.

Kết

Qua bài hướng dẫn này, bạn đã có cái nhìn tổng quát về của Postman, đồng thời biết cách sử dụng những chức năng chính của nó. Postman rất hữu dụng với các Web Developer khi bạn cần test cách truyền params hoặc xem kết quả trả về từ một RestAPI nào đó. Ngoài ra, Postman còn có các chức năng khá hay như: Viết và chạy test case cho API, export collection để chía sẻ với người khác, các bạn có thể tự mày mò tìm hiểu thêm. Chúc các bạn thành công. Nếu thấy bài viết này có ích đừng quên Like Share để ủng hộ Movan.vn nhé Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì thì cứ comment trong bài nhé.

About the author