Một số phương thức trong HTTP

Tiếp theo của series các phương thức giao tiếp HTTP, bài này chúng ta cùng đi tìm hiểu hai phương thức khác được sử dụng khá nhiều đó là phương thức DELETE và PUT.

Một số phương thức trong HTTP
Một số phương thức trong HTTP

Phương thức DELETE

Cái nhìn tổng quát về phương thức DELETE

Trước khi đi tìm hiểu rõ về Phương thức DELETE thì chúng ta cùng điểm sơ qua một vài điểm đáng chú ý của phương thức này.

  • Request không có body
  • Response không có body
  • Không an toàn
  • Idempotent : có
  • Cacheable: tất nhiên là không có
  • Không được sử dụng trong HTML forms

Phương thức này được tất cả các nền tảng và browser hỗ trợ. Tất nhiên rồi 😀 Tiếp đến chúng ta sẽ đi sâu hơn về phương thức này.

Về request

Phương thức có cú pháp như sau:

[code]DELETE /file.html HTTP / 1.1[/code]

Về response

Nếu phương thức DELETE được thực thi, thì sẽ có một response như sau:

  • A 204 (Accepted) status code nếu nhận lệnh thành công nhưng chưa thực thi
  • A 202 (No Content) status code nếu action được thực hiện và không còn thông tin được gửi đến
  • A 200 (OK) status code nếu action được thực hiện và đã có thông báo phản hồi mô tả về trạng thái.

Phương thức PUT

Cái nhìn tổng quát về phương thức PUT

Phương thức PUT và POST có một điểm khác biệt: PUT không làm ảnh hưởng tới dữ liệu (về mặt số lượng) còn POST thì có thể. Ta có thể so sánh PUT với POST bằng cách so sánh update với insert. Dưới đây là một vài đặc điểm của phương thức PUT:

  • Request có body
  • Response không có body
  • Không an toàn
  • Idempotent : có
  • Cacheable: tất nhiên là không có
  • Không được sử dụng trong HTML forms

Phương thức PUT có trên tất cả các nền tảng và browser.

Về request

Phương thức có cú pháp như sau:

[code]

PUT /new.html HTTP/1.1
Host: example.com
Content-type: text/html
Content-length: 16

[/code]

Về response

Nếu phương thức DELETE được thực thi, thì sẽ có một response như sau:

  • A 201 (Created) status code – báo đã tạo mới thành công nếu đích đến không có dữ liệu
  • A 204 (No Content) status code nếu action được thực hiện và không còn thông tin được gửi đến
  • A 200 (OK) status code nếu action được thực hiện và đã có thông báo phản hồi mô tả về trạng thái.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết thêm về 2 phương thức này để có thể sử dụng hợp lý và đúng chỗ.

1/5 - (2 bình chọn)

About the author 

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>